KHẾ, mày chua hay ngọt!
Trưa nay lại mất cơn chợp mắt, và lại phải thêm một buổi chiều bỏ việc. Vâng, thưa các bạn, lý do: Thằng Khế vào tù…!
Còn nhớ, từ 1998, khi anh Đặng Đức Thưởng nghỉ hưu, mình được giao trọng trách Trưởng phòng Quản lý Thông tin của Sở VH&TT Thành phố. Sau 4 năm làm công việc theo dõi, quản lý hoạt động Báo Chí cùng các anh chị ở Cục Báo Chí, An Ninh Văn hóa, ban Nội Chính, ban Tuyên Giáo…, NP đã được chị Trương Ngọc Thủy (Giám đốc) Sở Văn Hóa & Thông Tin TP. Hồ Chí Minh, và anh Tám Việt (Phó Giám đốc) tin tưởng và ủy quyền cho mình chủ trì buổi giao ban hàng tuần với tất cả các cơ quan Báo Chí TP và các văn phòng Đại diện của Báo Chí TW – địa phương khác hoạt động trên địa bàn Sài Gòn. Sau buổi họp giao ban, mình tổng kết lại, rồi làm thành văn bản chính thức trình cho GĐ hoặc Phó GĐ phụ trách BC ký, và gửi lên Ban VHTT Thành Ủy (Anh Tư Tạo) đồng kính gửi lên Bộ VHTT, Ban Tư Tưởng VH TW, cả một số đồng chí trong Bộ Chính Trị (đồng chí Nguyễn Minh Triết sau khi ra TW công tác) nếu các đồng chí ấy yêu cầu. Dường như mình đã làm rất tốt công việc này trong nhiều năm, được các cơ quan Đảng-Nhà nước khen ngợi, các cơ quan Báo Chí vui vẻ hài lòng. Đặc biệt, với báo Thanh Niên thì hầu như tuần nào cũng có tên trong bản báo cáo giao ban, ít nhất là một-hai bài, nhiều là 5-7 bài… Mình và anh Khế vẫn thi thoảng gặp nhau, vẫn coi nhau là bạn, dù không còn nhiều bận đi chơi với nhau như ngày xưa mỗi lần mình ghé Sài Gòn trước và sau khi ở Hà Nội về nghỉ Hè, nghỉ Tết.
Một hôm, Báo Thanh Niên được Ban Tư Tưởng TW gợi ý nên dời trụ sở về Hà Nội (vì lý do quản lý) và cử anh Hồng Vinh – Phó Ban, kiêm Chủ Tịch Hộ Nhà Báo VN – vào Sài Gòn làm việc với Ban Biên Tập Báo Thanh Niên. Tôi được mời cùng tham dự trong vai trò quàn lý Báo Chí trên địa bàn. Trong buổi làm việc, đến phần phát biểu của mình, tôi mạnh dạn, thẳng thắn và rất chân tình góp ý với TBT Khế rằng: “Báo Thanh Niên có ưu diểm là nhanh nhạy, tin tức, bài vỡ phong phú, nhanh nhạy, văn chương phóng khoáng, nhiều bài phóng sự hay, sinh động, rất hợp với tầng lớp thanh niên và các thành phần độc giả khác,vv và vv… Có điều, anh Khế cần xem lại, nhắc nhở anh em, đừng quá trớn, chú ý đến tinh thần, chủ đề tư tưởng, tính tuyên truyền-giáo dục của Báo Chí Cách Mạng trong từng bài viết, trang, mục, để tạo ra hiệu ứng thông tin tốt hơn, tích cực hơn nữa. Ví dụ như những bài viết về các phóng viên của bản báo đi theo chân quân Mỹ để viết về cuộc chiến tranh ở Apganistan, cùng một số bài cụ thể khác đã được nhắc nhở trong thông báo hàng tuần, nhất là quan điểm, không nên tỏ ra quá gần gũi với báo chí phương Tây. Riêng với anh Khế, tôi thành thật góp ý với tình anh em bè bạn, rằng: Anh em Báo Chí và quản lý Nhà nước về Báo Chí hay chuyền tai nhau mấy câu có ngụ ý không hay về anh, ví dụ: “Thằng Khế là thằng lừa thầy, phản bạn, là thằng vị kỷ, tiểu nhân, chơi không được, không ai gần. Nó mà muốn và ra tay đánh ai, nhất là bằng sức mạnh của tờ báo, thì… hầu như không ai thoát khỏi cửa tử của nó được (Anh Tường – chuyên gia quản lý Báo Chí mấy chục năm nhắn tôi phải góp ý thẳng với NCK, để có các đồng chí TW dự cùng nghe). Tôi đã làm đúng với lời nhắn gửi của chuyên gia cao niên quản lý ấy. Ngoài ra tôi còn nhắc anh Khế viết bài nên thận trọng, bởi anh là TBT, đừng để mắc lỗi văn phạm – văn bản, sự hớ hênh về ý tứ quá nhiều. Tôi thẳng thắn tâm tình: “Thật lòng, anh em mình biết nhau quá! Ngày xưa, mỗi lần từ Hà Nội về nghỉ Hè, nghỉ Tết, tôi thường nán lại Sài Gòn vài bữa để chơi cùng anh em, thông qua anh Lê Nhược Thủy và một số bạn bè hoạt động trong lãnh vực Báo chí – Văn nghệ, trong đó có anh, trước khi về quê hoặc trở ra Hà Nội. Tụi mình thân nhau từ thuở anh còn là thằng phóng viên quèn ở Báo Phụ Nữ. Bây giờ gặp lại nhau, thấy anh em tiến bộ, mình rất mừng. Báo Thanh Niên hiện nay đã thật sự là một tờ báo thanh thế, có vị trí trong nền báo chí quốc gia, vì vậy, chúng ta cần lằng nghe từ dư luận những tiếng nói trung thực, những góp ý chân thành và xây dựng để làm cho tờ báo ngày càng lớn mạnh hơn, chất lượng hơn, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu mà cuộc sống đòi hỏi. Vì cái lẽ cao cả đó, mà ta buộc phải nói thẳng, góp ý thẳng với nhau, anh Khế à. Tôi đi đó đi đây, và thường nghe anh em nói về bạn thế này, xin tóm tắt lại như sau: “Anh là người có trong phẩm cách của mình mấy yếu tố hợp thành, gồm: Một chút Cách Mạng, một chút chất ông trùm, một chút ông chủ, một chút học hành, một chút nghề báo, một chút phẩm chất tốt đẹp của người quân tử, anh hùng; một chút phẩm chất không đáng có của một người xảo quyệt, gian hùng, đại bịp; một chút nghĩa nhân cao đạo lẫn lộn với chút xấu xa thấp hèn của tên trộm cướp; một chút máu hoạt đầu của tên đại ca giang hồ tứ chiếng ở Cầu Ông Lãnh ngày xưa của đất Sài Gòn, vv… Anh là TBT của một tờ báo lớn, là người của một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị của ta, anh nên nhìn lại mình để tự điều chỉnh cho phù hợp hơn với vai trò của anh trong công cuộc Cách Mạng của nước nhà… Anh là người đại diện, là tiếng nói của thanh niên, hơn thế, anh còn là người lãnh đạo thanh niện Việt Nam ở thì hiện tại và tương lai trong chức trách của mình…” Lúc tôi cao hứng phát biểu, có cả anh Hồng Vinh, anh Huy Lan, chị Hằng, anh Lừng ở Cục quản lý báo chí của Bộ, các anh ở Ban Tuyên Giáo TW và Thành Phố cùng lắng nghe và cùng tâm đắc, gật đầu. Khi tôi ngừng phát biểu, mọi người vổ tay, cả anh Khế. Không có phản ứng nào gay gắt hoặc không tế nhị xảy ra. Buổi họp xong, bắt tay chào nhau, ai về nhà nấy. Tôi nghĩ hôm nay mình và thằng bạn của mình đã thẳng thắn với nhau như vậy là tốt rồi. Từ đây về sau chắc Báo Thanh Niên sẽ có chuyển hướng tích cực, đáng trông chờ. Mọi chuyện tưởng như bình thường không khác mọi sự bình thường…
Ấy rồi, đầu tuần sau, tự nhiên sau cuộc giao ban Sở, chị Trương Ngọc Thủy vỗ vai, kêu tôi bước ra ngoài, rôi đưa cho tôi văn bản ký tên Nguyễn Công Khế, với nội dung gay gắt “Yêu cầu Sở Văn Hóa & Thông Tin sa thải Trưởng phòng quản lý Bao Chí – Xuất Bản ngay lập tức, nếu không thì đừng trách TBT Báo Thanh Niên sẽ làm lớn chuyện…” Anh Khế từng mạnh miệng bảo trực tiếp với tôi, hoặc nhắn qua người khác: “Báo tôi là báo TW, anh chỉ quản lý báo địa phương, không có quyền đụng đến Báo Thanh Niên của tôi!” Tôi trả lời: “Nói như anh là Cảnh Sát Giao Thông Thành Phố này không được thổi phạt các xe của TW và địa phương khác vi phạm luật giao thông à? Xin lỗi anh nhé. Tôi cũng như các anh cảnh sát giao thông, miễn anh vi phạm trên địa bàn quản lý của tôi-thuộc vùng nhiệm vụ của tôi, là tôi được quyền thổi còi!” Đại khái là như vậy. Mà tôi thổi còi là tốt cho anh, có đâu mà anh tỏ ra hung hăng và uy quyền đến vậy. Tôi thách anh tranh luận với tôi về những gì mà chúng tôi đã điểm trên báo Thanh Niên, hay trong bản thông báo hàng tuần của Sở chúng tôi! Cần thiết thì anh hãy kiện tôi lên Bộ hoặc ra Tòa. Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì theo yêu cầu của anh về mặt pháp lý, nghề nghiệp, học thuật, và cả vấn đề tư tưởng, anh nhớ cho!”Từ đó, càng ngày hai chúng tôi càng căng thẳng với nhau. Chị Thủy Giám đốc có phần không vui, hỏi tôi: “Anh tính sao vụ này?” Tôi nhìn chị Thủy, cầu thị và ân cần: “Chị cứ để cho TP giải quyết việc này. Tôi làm không xong thì chị xử lý tôi, cách nào tôi cũng nhận!”
Một tuần sau, tôi lặng lẽ viết một đơn thư kiến nghị, gửi cho tất cả các Ban Ngành TW liên quan, gửi trực tiếp cho TBT Nông Đức Mạnh, anh Nguyễn Khoa Điềm-Trưởng Ban TU&VH TW, cả Ban Kiểm tra TW do anh Trương Vĩnh Trọng làm Trưởng Ban. Tôi gửi cho hầu hết các Tổng Biên Tập các Báo Thành phố và TW đóng trên địa bàn-từ anh Chiến Báo SGGP đến anh Lê Văn Nuôi và nhiều anh nữa. (Thương nhất là Chú Phan Hiền-Thứ Trưởng Bộ VH&TT, lúc nào cũng cười vui và động viên thằng cháu: “Yên chí, tao đọc rồi, hay lắm! Chính tao cầm bức thư của mầy trực tiếp đưa cho TBT Nông Đức Mạnh mà. Cứ chờ đó, rồi xem đen trắng, hạ hồi sẽ như thế nào!” Thật là nhớ Chú Phan Hiền) Đến hôm giao ban của tuần sau, hầu hết anh em lãnh đạo các Báo đều gật đầu chia vui với tôi, thầm biểu lộ sự đồng tình-ít nhất là trên phương diện tình cảm, nhằm động viên tôi, âm thầm cổ vũ tôi trong việc làm hơi lạ, nhưng thực sự cần thiết này. Tôi thật xúc động và chân thành cảm ơn anh em. Riêng với đồng chí Trương Ngọc Thủy, tôi còn nhớ như in, sau khi đọc xong 16 trang A 4 đánh máy của tôi, người thủ trưởng, cũng là người bạn thân tình, đã cầm tay tôi mà ra nước mắt. Nghĩa là thật xứng đáng cho cái “chết” khi đã thật sự đưa ra lời mời anh Khế thượng đài…
Trước đó vài tuần, dường như đánh hơi được chuyện TW sẽ vào làm việc với Báo Thanh Niên, anh Khế đã mời chị Trương Ngọc Thủy và tôi đến trụ sở tòa báo tại đường Cống Quỳnh. Làm việc loanh quanh mấy vấn đề về bài vỡ và quan điểm, chúng tôi ra về. Anh Khế sai lính mang đến hai gói quà là hai chiếc áo sơ mi tay dài, cùng hai cái phong bì nhỏ, dường như có một hai trăm đồng gì nằm trong đó, đưa cho hai chúng tôi. Tôi và chị Thủy nghịch ngợm nhìn nhau, rồi nháy mắt… bỏ túi mang về. Tối hôm đó, khi về tới cửa nhà, gặp ông ăn xin chờ sẵn, tôi liền tặng ông chiếc áo và cái phong bì. Ngày hôm sau ông cao thủ Cái Bang ấy còn trở lại để cảm ơn tôi lần nữa. Tôi cười và vẫy tay, rồi nói với ông: “Cái phong bì và chiếc áo sơ mi ấy là của ông Tổng Biên Tập Báo Thanh Niên. Ông muốn cảm ơn hãy tìm đến đó… Chào thương mến thương!” Ông Cái Bang nhìn tôi, có phần ngơ ngác, rồi bỏ đi cùng với cái miệng cười phân nửa… Bà Nàng tôi đạp xe về tới cửa, vỗ vai tôi, cười: “Anh lại nghịch nữa à…?!”
Rồi một buổi chiều trong giờ làm việc, tôi được anh Lê Hồng Liêm (người mà tôi phải hàm ơn rất nhiều khi chịu nhận tôi về Sở), nhắn tôi lên gặp anh ở Ban Kiểm Tra Thành Ủy để có chút việc. (Lúc này Anh Liêm đã được rút lên trong vai trò Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban KT Đảng của TP) Tôi đến và bất ngờ, gặp cùng lúc cả anh Liêm và anh Khế trong phòng với bình trà pha sẵn. Sau một hồi chuyện trò, bên cạnh anh Khế, anh Liêm yêu cầu tôi viết một bài khác, ngắn hơn, nói rõ vì bức xúc, nông nổi mà lỡ viết đơn kiến nghị gửi lên TW, giờ nhận thấy lỗi lầm thái quá của mình mà xin hủy bỏ ý kiến hoặc rút đơn lại, không khiếu nại hay kiến nghị nữa… Tôi chợt thành người có lỗi với anh Liêm mà anh không biết, vì tôi chỉ nhìn anh cùng anh Khế rồi cười và quay gót ra về trong tư thế của một người khiêm tốn dễ thương…Vài tuần sau đó, khi biết tôi đã chẳng làm gì theo yêu cầu của anh Sáu Liêm và của Khế ta, hai thằng tôi thành kẻ thù không muốn đội chung trời cùng nhau nữa! Có anh em trong làng báo và làm công tác quản lý nhà nước về Báo Chí nhắc chừng tôi: “Hãy cảnh giác! Coi chừng thằng cơ hội gian xảo nầy nó thuê xã hội đen thanh toán ông đấy. Đừng chủ quan. Thằng này không có việc xấu xa, bỉ ổi nào mà nó không làm, nếu hành vi đó mang lại lợi ích cho nó!” Mình cảm ơn người anh em và cười: “Mỹ ngụy ngày xưa mình không sợ thì sợ gì thằng cơ hội bẩn thỉu này. Mình thách nó! Nhà mình ở tầng trệt 303 Nguyễn Chí Thanh, gần Bệnh Viện Chợ Rẫy, nếu cần thì nó, hoăc tay chân bộ hạ của nó cứ đến, mình sẽ “tiếp đón” trang trọng, đàng hoàng!” Người anh em ấy trợn mắt, lườm mình một cái, rồi “Ừ” một tiếng rõ to: “Mầy… đúng là một tên Việt Cộng ngang tàng, học đòi làm hiệp sĩ. Mầy nên nhớ: tính cách và cá tính kiểu như mấy, dù có sống và theo Cách Mạng hết đời cũng không thể, và không bao giờ làm lớn được!”. Vâng, đúng như vậy, mình chẳng bao giờ làm lớn được, bởi cái máu học đòi làm hiệp sĩ võ lâm quái gở của thằng người trót đọc chuyện kiếm hiệp hơi nhiều trước khi thoát ly vào bưng để được thủy chung cùng Cách Mạng.
Cha Mẹ tôi khi biết chuyện cũng mất ăn mất ngủ vì tôi. Tội nghiệp, mấy đứa em tôi vì thương anh Hai mà hết sức lo lắng cho tôi. Tôi động viên các em: “Không sao đâu, anh Hai của các em chưa từng thua trận một cách quá dễ dàng…”
Tôi chờ mãi vẫn chưa nhận được trả lời của TW về việc cho phép và đứng ra làm trọng tài cho tôi và anh Khế đăng đàn tranh luận với nhau. Một hôm ra Hà Nội, gặp anh Nguyễn Khoa Điềm, tôi hỏi: “Sao các anh không cho tôi tranh luận với anh Khế, nếu thua, tôi về vườn luôn cũng được mà!?” Anh Điềm nhìn tôi, nghiêm giọng: “Ông lúc nào cũng thẳng như ruột tượng. Thôi đi, phiền lắm!” Tôi gặp Hữu Thỉnh, bạn tôi cười và đưa lên trước mặt tôi ngón tay cái thật rõ ràng: “Chỉ có Trúc Phương! Đúng là thằng Trúc Phương của anh em những ngày học Nguyễn Văn Du, còn một xu cũng móc túi để chơi; còn một giò, nhảy cò cò, cũng “oánh!”
Và cứ thế, cuộc thách đấu tưởng sẽ tưng bừng, lại đi vào lặng im và quên lãng… Tôi cảm thấy không vui và mất đi ít nhiều hứng thú khi ngày càng nghe nói nhiều về sự đểu cáng, gian hùng, tiểu nhân tác tệ của Khế ta, cùng sự thành đạt vang trời trong tư cách một cán bộ Cách Mạng đầy tài năng, bản lĩnh, và tiền của thì không kém một đại gia nào trên đất nước Việt Nam này. Ai, và sức mạnh, uy quyền nào sẽ trừng phạt hắn đây? Hay là đã có sự mặc định huyền thiên nào từ trên trời cao nhằm dành riêng ân sủng và sự ưu ái tối thượng, hiển nhiên cho tên lũng đoạn, côn đồ, luôn phá đạo hại đời để trục lợi cho bản thân như tên cướp cạn Nguyễn Công Khế này? Khi tôi hỏi thăm “Thằng khốn đó bây giờ sống ở Việt Nam hay ở nước ngoài?”, thì anh em nói với tôi rằng: “Hắn đang ở Mỹ”. Tôi gật đầu: “Bản chất thằng này hợp với đế quốc thực dân, nên nó sống ở Mỹ, sống với người Mỹ cùng lũ ba que ở Mỹ là đúng, không có gì phải ngạc nhiên. Nó quả thật là thằng có tài, bởi nó lừa được cả những ngươi thông minh và tài giỏi vào loại bậc nhất Việt Nam! Gẫm lại mình thì biết: cũng viết báo, làm văn, cũng học cũng hành, nhưng, nói đến bản lĩnh-tài năng thì thua xa cái thằng du côn vô học ấy! Dẫu vậy, hắn ta, thằng Nguyễn Công Khế quỷ quyệt, gian tà, trong mắt tôi, trong sự hiểu biết của tôi, trong tình cảm của tôi, hắn ta mãi mãi là thằng người đáng khinh bỉ nhất trên thế gian này! Nguyễn Công Khế, đúng như nhận định của nhiếu người, hắn thật sự là một con rắn hai đầu đáng khinh và đáng sợ, đáng bị trừng trị để trừ hại cho Cách Mạng và thế gian. Tôi vốn bồng bột, trực tính, đôi khi nông nổi, cực đoan, nên nếu như hắn bất chừng có hồi nào đó thách đấu với tôi trên đường phố, có lẽ tôi cũng đã sẵn sàng cho một lần khinh mạn. Không biết may hay rủi, mà điều ấy chưa thật sự được xảy ra. Vì sao? Vì với tôi, thằng Khế là một thằng “du côn chính trị” không hơn, không kém, cần phải vạch mặt nó ra cho mọi người dân và mọi người trong chính giới nhìn thấy, hầu bớt đi chút nào hay chút ấy những thiệt hại của nước, của dân, cùng trách nhiệm nhỏ bé của mình là góp phần bảo vệ uy tín chính trị, thanh danh cao đẹp của Đảng!
Năm 2011, tôi nhận quyết định về hưu. Vì vậy, tôi không mấy khi được tham gia trách nhiệm vào công tác quàn lý Báo Chí của Thành Phố Hồ Chí Minh nữa. Thỉnh thoảng tôi có hỏi anh em: “Thằng khốn ấy bây giờ ra sao rồi? Nó sống ở Việt Nam hay ở nước ngoài…?” Vẫn điệp khúc cũ: “Nó đang sống một cách đức cao đạo trọng ở Mỹ!”. Tôi thấy hơi thất vọng cho mình và hơi buồn cho đất nước khi để một thằng khốn kiếp như thằng Khế được an nhàn cao chạy xa bay…
Thế rồi, tối qua, khi ngồi xem chương trình thời sự của VTV1, tự dưng tôi nhìn thấy hình ảnh Đại gia Bạch Vệ Nguyễn Công Khế bị còng tay trước các chiến sĩ Công An Việt Nam!? Ối trời! Chẳng lẽ thật vậy hay sao…? Tôi như không tin được vào mắt mình. Rõ ràng là mình nhìn thấy mặt nó, nghe phát thanh viên đọc rõ tên nó mồn một… Sao anh em nói với mình là nó đang sống ở Mỹ? Mình đứng lên tìm đến chiếc điện thoại để gọi cho anh em xem hư thực thế nào, thì điện thoại đã reo: “A lô! Kẻ thù không đội trời chung với anh vừa bị bắt rồi! A lô…!”. Mình lên máy vi tính. Vừa nhấn vào mạng thì, hàng chục rồi hàng trăm tin nhắn “Khế đã vào lò, Khế đã vào rọ…” đầy nghẹt cả trang FB của mình…
Ôi! Có lẽ nào Khế đã vay và đã trả sòng phẳng với cuộc đời bắt đầu từ tối hôm qua rồi sao!?
Dẫu rất căm ghét Khế, rất coi thường khế-một thằng du côn muôn thuở đối với tôi-tôi vẫn thầm mong cho nó được đưa ra Tòa, được xét xử một cách công khai, cho sự công bằng còn có lẽ-với ít nhất 12 tháng tù cho hưởng án treo, các bạn thương mến thương ạ!
Ngọn nến, hay cây đèn, đám cỏ khô, không thể tự nó cháy được, mà phải có người châm lửa. Cháy là một sự hứng thú của quá trình cộng sinh giữa thế giới vật lý tự nhiên và người. Người ta hay đốt lửa để làm vui, từ ngoài đồng cỏ đến đêm lễ hội. Cũng như vậy có phải không, trong trường hợp cụ thể này, Nguyễn Công Khế đã cúc cung tận tụy xây cho mình một lâu đài quyền lực và của cải, để rồi, tự hắn với lòng tham mê vô độ đến nỗi phải sân si, phải lú lẫn, vô tình cầm lửa châm vào cây nến thần của mình tạo ra, cái lâu đài thần thánh do mình tạo ra, rồi vui sướng, thảnh thơi nhìn nó cháy… mà cứ tưởng rằng “lửa của Khế ta làm ra, Khế ta châm, không phải để đốt cuộc đời mình, mà đang đốt vào cơ ngơi của cái thằng hàng xóm khó ưa khác…!!!???
Vâng, LỬA! Lửa đã cháy và đang cháy. Ánh của lửa, những phân tử hiêu hãnh của lửa đang phát sáng vòm trời và sự tăm tối trong lòng những kẻ vô nhân, mặt người lòng thú. Sáng lắm! Sáng và đẹp hơn cả trăng sao! Những ngày ở trong tù, chắc rằng Nguyễn Công Khế đang ngồi ung dung chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ, huy hoàng của cuộc đời và nhân cách lớn lao đang tỏa sáng của mình, sáng đến mức, thế gian này không ai bì kịp! Đây đúng là cuộc đời vàng son của một ông chủ, một ông trùm, một tên cướp cạn lừng danh, sử xanh ngàn đời không thể nào không ghi tạc!
Đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: DANH DỰ là cái quan trọng nhất trong phẩm cách con người (đại ý thế). Tôi tin đồng chí Tổng Bí Thư đã nói rất đúng. Và tôi kính cẩn nghe theo lời của đồng chí Tổng Bí Thư để nói với thằng Nguyễn Công Khế rằng: DANH DỰ là cái quý nhất trên đời, mầy hãy liệu đường mà giữ, còn bao nhiêu thì giữ lấy bấy nhiêu, dù ở ngoài đời hay phải ở trong tù!
Vậy nhen, Khế nhé.
Trân trọng kính chào, sau buổi trưa không chợp mắt!