SỰ KHÁC NHAU CỦA BÁNH TÉT VÀ BÁNH CHƯNG :
“Khi nhắc đến bánh chưng và bánh tét thì phải nhắc đến nguồn gốc khác nhau của hai loại bánh. Vậy bánh chưng và bánh tét có nguồn gốc như thế nào?
Miền Bắc có bánh chưng thì ở miền Nam có bánh tét. Từ xưa đã có câu:” Bánh chưng miền Bắc, bánh tét miền Nam”. Điều này thể hiện sự khác nhau về phong tục giữa hai miền. Nguyên liệu thì bánh tét cũng gồm nếp, đậu xanh, ít thịt hoặc không có thịt để ăn sau Tết. Khác biệt là miền Bắc dùng lá dong để gói bánh thì miền Nam dùng lá chuối để gói bánh. Bánh tét có hình trụ dài và có nhiều loại như bánh tét chay, bánh tét không nhân,…
Từ thuở xưa ở vùng đất phương Nam, người Việt đã có cơ hội tiếp thu không chỉ văn hóa mà còn là nền ẩm thực vô cùng đặc sắc của người Chăm Pa. Trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, chiếc bánh tét mà ngày nay người miền Nam và miền Trung vẫn hay nấu mỗi dịp Tết. Ra đời từ sự hình tượng hóa Linga của thần Shiva theo tín ngưỡng người Chăm. Hơn nữa, nhờ tín ngường đa thần của nên văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng Phồn thực, thờ thần lúa, mà ta có bánh tét của ngày hôm nay.
Bánh chưng ở miền bắc có hình vuông, màu lá xanh hấp dẫn và bắt mắt. Nguyên liệu được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ những chiếc lá dong, hạt nếp, đỗ xanh cho đến lạt tre. Loại bánh này được làm từ những hạt gạo cao quý được người nông dân chăm chỉ trồng và chăm sóc. Từ đó ra những hạt gạo thơm ngon vì vậy bánh chưng là một biểu tượng cao quý cho đất.
Nguyên liệu người miền Bắc dùng để gói bánh chưng gồm: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Để có một chiếc bánh chưng ngon thì khâu chuẩn bị nguyên liệu phải thật kỹ lưỡng: gạo ngâm sau đó đem đãi thật kỹ, nên dùng loại đậu xanh không vỏ sau đó đem ngâm, thịt phải đủ bì, nạt, mỡ rồi ướp với gia vị. Gói xong phải luộc liền để giữ được màu xanh đẹp mắt của bánh.”(Nguồn st)
Còn mềnh thì thấy khác nhau là bánh tét miền Nam thì khép háng còn bánh chưng miền Bắc thì banh háng. Mà Tết này mềnh không ăn bánh tét bánh chưng mà ngập mặt bánh sừng trâu và bánh sò hải sản.